TIN TỨC

Tại sao cần áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ trong canh tác nông nghiệp ?

Canh tác hữu cơ là gì và tại sao lại cần thiết trong nông nghiệp?

Hiện nay, hai trong số những vấn đề toàn cầu được quan tâm hàng đầu đó chính là an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Trong đó, việc thực hiện phương thức canh tác hữu cơ trong những năm gần đây được coi là giải pháp tối ưu để giải quyết những vấn đề liên quan đến hai lĩnh vực được nêu trên. Vậy canh tác hữu cơ là gì và cần thiết trong nông nghiệp như thế nào?

1. Ô nhiễm môi trường sinh ra canh tác hữu cơ

Trải qua hơn 50 năm diễn ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp bằng cách ứng dụng kỹ thuật trong phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật đã làm gia tăng đáng kể năng suất cây trồng nhưng càng ngày càng bộc lộ mặt trái của sự lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

Điều này đã đã dẫn đến sự tàn phá nặng nề đối với môi trường, gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và đặc biệt gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chính vì thế nên hiện nay, qua những nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đã tổng hợp lại và khuyên người nông dân lựa chọn phương pháp canh tác thân thiện với môi trường, là canh tác hữu cơ. 

              

Các nhà khoa học khuyên người nông dân chọn phương pháp canh tác hữu cơ vì nhiều nguyên do, và nguyên do lớn nhất là nhờ những lợi ích to lớn vĩ mô của phương pháp này. Các hệ sinh thái hữu cơ làm giảm tác động của hệ thống canh tác lên môi trường rộng lớn hơn; góp phần bảo tồn động vật hoang dã và môi trường sống tự nhiên.

2. Lợi ích của canh tác hữu cơ đến nền nông nghiệp và môi trường

  • Cải thiện tính chất vật lý của đất, duy trì và bảo toàn độ màu mỡ phì nhiêu của đất, làm giảm mức độ xói mòn của đất

  • Giảm ô nhiễm nitrat, giảm ô nhiễm các nguồn nước ngầm, nước sông, hồ,…

  • Giảm lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trên toàn quốc và toàn cầu, giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm

  • Tăng tính đa dang sinh học và gia tăng cảnh quan 

  • Tăng tính nhân đạo với động vật hơn đồng thời bảo vệ tốt đời sống của động vật hoang dã

  • Giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và đầu vào không có khả năng phục hồi từ bên ngoài

  • Giảm khí thải ammoniac, carbon dioxide và metan cùng các loại khí tải độc hại khác, đồng thời tiết kiệm năng lượng và các nguồn tài nguyên khác

  • Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước và cải thiện chất lượng nước

  • Giảm thiểu tuyệt đối các hoocmon và kháng sinh trong các sản phẩm động vật

  • Chất lượng cũng như hương vị của sản phẩm sẽ cao hơn

        

Canh tác hữu cơ hiện nay đang là một xu hướng phát triển sản xuất và ẩm thực xanh, sạch không sử dụng các loại hóa chất và phân bón tổng hợp trong quá trình từ sản xuất đến bàn ăn. Nếu lựa chọn của Việt Nam là theo đuổi phát triển canh tác nông nghiệp hữu cơ, người nông dân Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tạo nên sự tăng trưởng bền vững cho nền nông nghiệp nước nhà.

 

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ