TIN TỨC

Các hệ thống canh tác phổ biến trong nuôi trồng hữu cơ

Để hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững cần nắm rõ được các hệ thống canh tác như độc canh, luân canh, xen canh, trồng xen hỗn hợp, xen theo hàng sẽ tăng thêm sự đa dạng cây trồng mà còn duy trì độ phì nhiêu của đất.

1. Độc canh
Đây là phương pháp chỉ trồng một số ít loài cây đem lại giá trị. Tuy nhiên quá trình độc canh sẽ gặp phải vấn đề khó khăn như sâu rầy, dịch bệnh. Đây là rủi ro khá lớn vì cây bị sẽ tấn công hàng loạt và khó kiểm soát, rủi ro kinh tế cao nên hầu hết chỉ áp dụng với canh tác lúa gạo. Do đó, độc canh không phải là phương pháp tạo ra điều kiện kinh tế ổn định cho nông dân.

Các hệ thống canh tác phổ biến trong nuôi trồng hữu cơ

2. Đa canh

Để khắc phục khó khăn về dịch bệnh sẽ có các hệ thống khác thay thế như đa canh hay xen canh. Đa canh là trồng nhiều loại cây khác nhau hoặc nhiều giống nhất có thể trên cùng một mảnh đất canh tác. Đây là phương pháp giảm thiểu dịch bệnh cũng như nguy cơ mất mùa.

3. Luân canh

Là hệ thống canh tác nhiều loại cây khác nhau luân phiên trên cùng một diện tích đất. Đây là phương pháp được xem là làm tăng độ phì nhiêu của đất và giảm sâu bệnh. Nhưng để thực hiện theo phương pháp luân canh cần quan tâm đến các yếu tố như mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng và sự kháng bệnh của các cây.

4. Canh tác kết hợp

Hệ thống canh tác kết hợp là biến thể của canh tác nhiều loài cây khác nhau trên cùng mảnh đất. Và chúng sẽ bổ trợ cho nhau để cho năng suất cao hơn khi trồng riêng từng loại.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ